Vũ Trụ Được Hình Thành Như Thế Nào? Tóm Tắt Nhanh 3s

Tháng Tám 24, 2023 12 mins to read
Share

Rất ít ai quan tâm đến vấn đề Vũ trụ được hình thành như thế nào. Sự thật đúng là như vậy! Bởi đây là chủ đề rất lớn, mang tính bao quát nên không phải ai cũng đủ sự kiên nhẫn để khám phá về nó. Trong bài viết này, khamphathegioi360 sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chuẩn xác nhất nhé!

Vũ trụ là gì?

Vũ trụ là một không gian bao la, chứa các vật chất, năng lượng, không gian. Bao gồm hàng tỷ ngôi sao, hành tinh và cũng là nơi xảy ra những hiện tượng thiên văn kỳ diệu. Con người so với vũ trụ chỉ như một hạt bụi bé nhỏ.

Một số thông tin về vũ trụ:

Tuổi 13,799 ± 0,021 tỷ năm
Đường kính Chưa xác định

Vũ trụ quan sát được: 88×1026 m (28.5 Gpc hay 93 tỷ năm ánh sáng)

Khối lượng (vật chất thường) Ít nhất 1053 kg
Mật độ trung bình 4,5 x 10−31 g/cm³
Nhiệt độ trung bình 2,72548 K
Các thành phần chính Vật chất (baryon) thường (4,9%), vật chất tối (26,8%), năng lượng tối (68,3%)
Hình học Hầu như phẳng với sai số biên chỉ 0,4%

Vũ trụ được hình thành như thế nào?

Trước kia, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều cho rằng nguồn gốc và sự ra đời của vũ trụ sẽ không có lời giải thích. Tuy vậy, vẫn có người cho rằng, vũ trụ đã có từ rất lâu. Nó xuất hiện như một điều ngẫu nhiên. Một số khác lại cho rằng, vũ trụ ra đời từ một vụ nổ lớn. Từ đó, thiên hà, vật chất, nguyên tử…. Mọi thứ cũng được hình thành theo.

Giải thích về thuyết Big Bang

Lịch sử hình thành và phát triển của vũ trụ luôn là chủ đề nóng đối với các nhà khoa học. Có rất nhiều hiện tượng, sự việc xảy ra xung quanh vũ trụ mà không phải ai cũng có thể giải thích được.

Các nhà khoa học luôn tin rằng Vũ trụ được hình thành sau sự kiện lớn, gọi là Big Bang (Vụ nổ lớn). Có thể bạn không biết nhưng vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống mỗi ngày luôn mở rộng. Cứ qua một khoảng thời gian, vũ trụ sẽ phình to ra. Điều này cho thấy, tại thời điểm ban đầu vũ trụ có kích thước rất nhỏ. Nó giống như một điểm đông đặc, vô cùng kỳ dị.

vũ trụ được hình thành như thế nào
Vụ nổ Big Bang

Thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) xảy ra cách đây khoảng 13.8 tỷ năm trước. Đây cũng là thời điểm vũ trụ được hình thành. Nó cũng được dùng khi nói về tuổi của vũ trụ.

  • Tại thời điểm này, vũ trụ chỉ như một vùng không gian siêu nhỏ và cực kỳ nóng. Bất ngờ nó nổ tung và tạo ra các hạt proton và notron và electron. Hạt nhân của nguyên tử được tạo thành nhờ vào sự kết hợp của tổ chức proton và notron. Trong khi đó, electron lại được sắp xếp xung quanh chúng bởi tương tác điện từ của chúng. Vật chất cũng được hình thành sau đó.
  • Sau khi xảy ra vụ nở lớn, các hạt vật chất được phóng vào không gian mới nở và tạo thành mây, khí và bụi. Lực hấp dẫn khiến các đám mây này tập trung lại với nhau và tạo thành các thiên hà, ngôi sao, hành tinh.

Nguyên nhân vụ nổ Big Bang

Nguyên nhân xảy ra vụ nổ lớn vẫn đang là đề tài thách thức nhất đối với nhà khoa học trên toàn thế giới. Cuộc đấu trí căng thẳng này vẫn chưa có điểm kết thúc. Bởi vì cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra được hình ảnh chuẩn xác nhất về những sự kiện trước khi xảy ra vụ nổ lớn này.

Nguyên nhân vụ nổ Big Bang
Nguyên nhân vụ nổ Big Bang

Thời điểm vũ trụ chỉ là một khoảng không gian nhỏ hay còn gọi là Singularity (Điểm kỳ dị) là vấn đề cần nghiên cứu. Tại sao có sự xuất hiện của điểm kỳ dị này. Hoặc sau khi vụ nổ xảy ra thì điều kỳ đã xảy ra. Không phải có thể giải thích được điều này vì mọi thứ lúc đó còn rất nóng.

Vẫn có một số quan điểm chưa được kiểm chứng về nguyên nhân vụ nổ Big Bang như sau:

  • Có quan điểm cho rằng trước khi xảy ra Vụ nổ lớn, không gian và thời gian không tồn tại. Tức là chẳng có gì ở trước thời điểm đó. Và nguyên nhân của vụ nổ lớn không tồn tại. Nó xảy ra như một cách ngẫu nhiên, tự phát.
  • Cũng có nhiều nhận định cho rằng trước đó đã có một vũ trụ khác. Nó đã co lại, giãn nở ra và gây nên vụ nổ lớn này.

Hiện tại, nguyên nhân của vụ nổ Big Bang vẫn đang được nghiên cứu. Trong vài năm tới, chúng ta sẽ có câu trả lời cùng lời giải thích chuẩn xác nhất.

Tóm tắt nhanh quá trình hình thành của vũ trụ

Có thể nói, quá trình hình thành của vũ trụ ở quá khứ và cả trong tương lai là sự hình thành – phát triển – sụp đổ. Cứ như vậy, mọi thứ như một vòng luân hồi. Chúng tôi sẽ tóm tắt đơn giản quá trình hình thành của vũ trụ qua vụ nổ lớn (Big Bang) để bạn dễ hiểu hơn nhé:

Trái đất chỉ là một khoảng không gian nhỏ, cực kỳ nóng

Bất ngờ nổ tung (cách đây 13.7 tỷ năm) Mọi người gọi đây là Vụ nổ lớn

Nhiệt độ vũ trụ đạt trạng thái cực nóng và bắt đầu co giãn nở

Nhiệt độ đủ lạnh khiến photon biến thành hạt nguyên tử, gồm: Proton, electon và neutron

Hàng nghìn năm sau đó, nguyên tố đầu tiên là hidro và heli, liti xuất hiện

Các Đám mây khổng lồ chứa nguyên tố nguyên thủy sẽ hội tụ bởi lực hấp dẫn và hình thành nên các ngôi sao, thiên hà đến siêu đám thiên hà…

Quá trình trên dựa vào Lý thuyết Vụ nổ lớn. Và tất nhiên, không phải ai cũng cùng quan điểm sự hình thành của vũ trụ theo lý thuyết này. Một số quan điểm khác nhau về sự hình thành của vũ trụ như sau:

  1. Vũ trụ tuần hoàn. Nghĩa là sau một giai đoạn mở rộng thì nó sẽ hợp nhất và bắt đầu một chu kỳ mới.
  2. Một số quan điểm tôn giáo cho rằng Vũ trụ là do một vị thần hoặc thực thể siêu nhiên nào đó tạo ra. Điều này lại không được quan học chứng minh.
  3. Hay vũ trụ chỉ là một trong những branes đang tồn tại trong không gian đa chiều.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều quan điểm khác đang được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Một số câu hỏi liên quan đến sự hình thành vũ trụ

Ai là cha đẻ của Thuyết Big Bang?

Nhà vũ trụ học/linh mục Georges Lemaitre chính là người đã khai sinh ra học thuyết Big Bang. Ông là giáo sư vật lý học người Bỉ tại Viện Đại học Công giáo Louvain. Sinh ngày 17 tháng 7, 1894 và mất ngày 20 tháng 6, 1966.

Bên ngoài vũ trụ có âm thanh không?

Bên ngoài vũ trụ Không có âm thanh. Bởi vì bản chất của âm thanh chính là sóng và cần có phương tiện truyền tải. Phương tiện truyền tải âm thanh trên trái đất chính là không khí. Nó tác động lên màn nhĩ để tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, vũ trụ là môi trường chân không. Sóng âm thanh không thể được truyền tải trong môi trường chân không. Vì thế, khi ở trong không gian bạn sẽ không thể nghe thấy âm thanh gì cả.

Vũ trụ có màu đen hay trắng?

Vũ trụ có màu đen mặc dù chúng ta nhìn lên bầu trời vẫn thấy những ngôi sao hay dải ngân hà. Mặc dù vũ trụ có rất nhiều ngôi sao nhưng chúng không thể giúp vũ trụ sáng như trái đất được mặt trời chiếu vào ban ngày. Nguyên nhân là do vũ trụ giãn nở theo tốc độ cực kỳ nhanh, vượt xa tốc độ ánh sáng. Điều này khiến ánh sáng của các ngôi sao tỏa ra cũng bị giãn nở vô hạn khiến chúng ta không thể nhìn thấy. Màu xanh trên bầu trời cũng chính là nhờ sự tồn tại của bầu khí quyển.

Bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Vũ trụ được hình thành như thế nào. Bạn có cảm thấy sự kì diệu của vũ trụ không? Vũ trụ vốn chứa những điều phức tạp và khó hiểu nhưng nếu bạn hiểu rõ về nó bạn sẽ thấy vũ trụ là một điều kỳ thú. Cùng khamphathegioi360 khai thác thêm những vấn đề sâu xa về vũ trụ trong các bài chia sẻ tiếp theo nhé!

Leave a comment

Your email address will not be published. Các trường bắt buộc được đánh dấu *